Thủ tướng (2009–Nay) Benjamin_Netanyahu

Bản mẫu:Sub-sections

Barack Obama và Netanyahu tại Phòng Bầu dục

Ngay khi phái viên đặc biệt của chính quyền Tổng thống Obama, George Mitchell tới, Netanyahu nói rằng bất kỳ những cuộc đàm phán tiếp nào với người Palestine đều dựa trên điều kiện người Palestine công nhận Israel là một nhà nước Do Thái,[41] bởi vấn đề này vẫn chưa được làm rõ đầy đủ. Quan điểm của Palestine là có một giải pháp hai nhà nước và không có những khu định cư Do Thái tại Judea và Samaria Area, trong khi nhấn mạnh rằng Israel phải chấp nhận những số lượng lớn người tị nạn Palestine.

Ba tháng sau khi bắt đầu nhiệm kỳ, Netanyahu lưu ý rằng nội các của ông đã đạt được một số thành công quan trọng, như việc thành lập một chính phủ thống nhất quốc gia đang hoạt động, và một sự đồng thuận lớn cho một "Giải pháp hai nhà nước".[42] Phái đối lập do Kadima lãnh đạo đã đệ trình một biện pháp bất tín nhiệm lên Knesset ngay sau khi Netanyahu hoàn thành 100 ngày cầm quyền đầu tiên.[43] Một cuộc khảo sát tháng 7 năm 2009 của Ha'aretz cho thấy hầu hết người Israel ủng hộ chính phủ Netanyahu, và ông có tỷ lệ cá nhân ủng hộ khoảng 49%,[44] một sự gia tăng so với 28% trước bài phát biểu Bar-Ilan của ông, để đáp lại bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Cairo. Tại Bar-Ilan, Netanyahu cuối cùng và rõ ràng xác nhận một "Nhà nước Palestine Phi quân sự", sau hai tháng từ chối cam kết với bất kỳ điều gì ngoài một nền tự trị tự quản khi nhậm chức.

Như một phần của chính sách "hoà bình kinh tế" của mình, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Palestine, trong khi nhấn mạnh không phải là một sự thay thế cho các cuộc đàm phán chính trị, Netanyahu đã dỡ bỏ các chốt gác tại Bờ Tây, nhằm do phép tự do đi lại và một dòng hàng nhập khẩu như một "xa lộ tới hoà bình", một bước đi dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế ở Bờ Tây.[45][46][47]

Tháng 7 năm 2009

Ngày 23 tháng 7 năm 2009, nói chuyện tại một sự kiện của Đại sứ quán Ai Cập tại Israel, Netanyahu đã chào đón sáng kiến hoà bình Ả Rập (cũng được gọi là "Sáng kiến Hoà bình Saudi"), một yêu cầu từ lâu của toàn bộ các quốc gia Ả Rập với người Israel, nói rằng "Sáng kiến Ả Rập tạo lập một điều kiện thuận lợi cho Tiến trình Hoà bình", và cũng ca ngợi một lời kêu gọi của Thái tử Bahrain, Salman bin Hamad bin Isa Al Khalifa nhằm bình thường hoá quan hệ với Israel.[48][49] Tuy nhiên, ngày 31 tháng 7, tại một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út, Saud El Faisal, đã bác bỏ sự thúc đẩy của Mỹ nhằm khiến các nước Ả Rập có những động thái bình thường hoá quan hệ với Israel như là các biện pháp 'xây dựng lòng tin', nói rằng, cách tiếp cận ngoại giao "'từng bước', không và sẽ không dẫn tới hoà bình", và rằng "sự hoà giải an ninh cũng thế, cái gọi là các biện pháp 'xây dựng lòng tin' cũng sẽ không dẫn tới hoà bình." Ông thêm rằng một cách tiếp cận toàn diện là cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột, bao gồm "Tương lai của Nhà nước Palestine, sự kiểm soát Jerusalem, sự quay trở lại quê hương của người tị nạn, và các thoả thuận về nguồn nước và an ninh". Ông cũng cho rằng Israel đang làm chệch hướng sự chú ý "Từ sự chiếm đóng đã bắt đầu từ năm 1967, và việc thành lập một Nhà nước Palestine, sang các vấn đề hạng hai, như các biện pháp bay (ám chi tới một trong những hành động) và các cuộc tranh cãi hàn lâm, và nói rằng "Đó là thời điểm mọi người dân vùng Trung Đông sẽ sống một cuộc sống bình thường".[50]

Tháng 8 năm 2009

Ngày 10 tháng 8 năm 2009, trước những báo cáo rằng Hezbollah đang có kế hoạch sử dụng những nỗ lực tấn công các quan chức Israel ở nước ngoài, Netanyahu đã cảnh báo rằng "Nếu Hezbollah sẽ vào trong chính phủ (Liban) như một phe phái chính thức, hãy rõ ràng mọi việc rằng chính phủ Liban sẽ chịu trách nhiệm về bất cứ một vụ tấn công nào được tiến hành từ lãnh thổ của họ. Một khi họ [Hezbullah] là một phần của chính phủ, chính phủ chủ quyền của Liban là bên chịu trách nhiệm duy nhất. Tôi hy vọng chúng tôi không buộc phải thực hiện những trả đũa như vậy".[51] Tuy nhiên, ông tiếp tục bảo lưu đánh giá của mình rằng "Không có 'những làn sóng chiến tranh' đang được trù tính ở phía Bắc" trong ngày hôm sau.[52]

Ngày 23 tháng 8 năm 2009, Netanyahu thông báo trong cuộc họp hàng tuần của nội các rằng các cuộc đàm phán với người Palestine sẽ bắt đầu vào tháng 9 và sẽ chính thức được đưa ra trong chuyến thăm của ông tới New York, sau khi ông đã chấp nhận một lời mới từ Tổng thống Barak Obama về một "Cuộc họp Thượng đỉnh Ba nước" tại đó.[53] Ông thêm rằng có tiến bộ với đặc phái viên trực tiếp George Mitchell, dù vẫn không có thoả thuận đầy đủ về mọi thứ,[54] và sẽ có nhiều vòng họp nữa [cho tới tháng 9].[55] Cùng ngày hôm ấy, một người phát ngôn của tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas nói rằng sẽ không có những cuộc đàm phán chứng nào những toà nhà tại những khu định cư tiếp tục được xây dựng.[56]

Ngày 26 tháng 8 năm 2009, Netanyahu và đặc phái viên George Mitchell đã gặp gỡ, trong cái được coi là một cuộc họp rất quan trọng về sự thấu hiểu về một sự không đồng thuận giữa Israel và Hoa Kỳ, trong đó họ tái khẳng định trong một tuyên bố chung về nhu cầu về một cuộc đàm phán có ý nghĩa giữa người Israel và người Palestine để dẫn tới một thoả thuận hoà bình toàn diện, và Abbas đã tuyên bố trong cùng ngày hôm ấy rằng ông sẽ sẵn sàng gặp Thủ tướng Netanyahu tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nơi Netanyahu đã chấp nhận lời mời của Tổng thống Obama về một "Cuộc hội nghị Thượng đỉnh Ba nước", dù ông nói nó không cần thiết dẫn tới nhữn cuộc đàm phán.[57] Netanyahu được thông báo đang ở trong một thời điểm thiết yếu với những hiểu biết đó, mà đã được thông báo gồm cả sự thoả hiệp về việc ho phép tiếp tục việc xây dựng đã được thông qua tại Bờ Tây, đổi lại việc đóng băng mọi khu định cư sau đó, cũng như việc tiếp tục xây dựng ở Đông Jerusalem, và cùng lúc ấy ngừng việc phá huỷ nhà của những người dân Ả Rập tại đó.[58] Có thông báo rằng chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch một cuộc họp thượng đỉnh "đơn giản nhất" với một tuyên bố nguyên tắc và biểu thời gian rõ ràng, chứ không phải là một "Kế hoạch Lớn".[58]

Tháng 9 năm 2009

Ngày 4 tháng 9 năm 2009, có thông báo rằng Netanyahu đồng ý với các yêu cầu chính trị của những người định cư để thông qua việc xây dựng thêm tại các khu định cư trước khi một thoả thuận tạm thời diễn ra.[59] Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs đã thể hiến sự "lấy làm tiếc" về động thái này;[60] tuy nhiên, một quan chức Mỹ nói động thái sẽ không "làm chệch hướng [đoàn] tàu".[61]

Ngày 7 tháng 9 năm 2009, Netanyahu rời văn phòng mà không thông báo mình sẽ đi tới đầu, thời gian biểu của ông không được tiết lộ, và các hành động của ông bị giấu kín trong nhiều giờ. Thư ký quân sự của thủ tướng, Thiếu tướng Meir Kalifi, sau này thông báo rằng Netanyahu đã tới thăm một cơ sở an ninh tại Israel.[62] Cùng lúc ấy, một tờ báo của Palestine đưa tin rằng Netanyahu đã ra đi trong một chuyến thăm tới một quốc gia Ả Rập không có các quan hệ ngoại giao với Israel.[63] Ngày 9 tháng 9 năm 2009, Yedioth Ahronoth thông báo rằng lãnh đạo Israel đã có một chuyến bay bí mật tới Moskva để tìm cách thuyết phục các quan chức Nga không bán các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran.[62][64][65] Thông báo này đã gây ra một cơn bão trong giới truyền thông khu vực, với những nhà báo tức tối buộc tội văn phòng của Netanyahu là nói dối. Những dòng tít hàng đầu gọi Netanyahu là một "kẻ nói dối" và gọi vụ việc này là một "thất bại."[66][67] Sau này có thông báo rằng thư ký quân sự của thủ tướng sẽ bị bãi chức vì vụ việc này.[68] The Sunday Times thông báo rằng chuyến đi này được thực hiện để chia sẻ những cái tên của những nhà khoa học Nga mà Israel tin rằng đang tiếp tay cho chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.[69]

Ngày 16 tháng 9 năm 2009, phái viên đặc biệt George Mitchell đã tới Israel trong một trong những chuyến đi cuối cùng của ông trước hội nghị thượng đỉnh ba nước tại Liên hiệp quốc giữa Tổng thống Obama, Netanyahu và tổng thống Chính quyền Quốc gia Mahmoud Abbas, nhằm dàn xếp cuộc họp đó. Dù có những chuyến đi con thoi giữa người Israel và người Palestine, ông đã không thể dàn xếp cuộc họp thượng đỉnh đó.[70] Tuy nhiên, có thông báo rằng ông đã chờ đợi chuyến đi của mình sẽ được mở rộng, rằng ông sẽ gặp Thủ tướng Netanyahu một lần nữa hai ngày sau đó, và rằng có thể sẽ có một hội nghị thượng đỉnh ba đường mà không tái khởi động tiến trình hoà bình, sau đó những cuộc đàm phán về sự thấu hiểu giữa Israel và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục. Ngày 18 tháng 9, Netanyahu và Mitchell gặp một lần nữa, nhưng không thể đạt tới một thoả thuận sẽ đảm bảo cho cuộc họp thượng đỉnh. Cuối ngày hôm đó, Haaretz thông báo rằng các quan chức Israel lên ánh Chính quyền Palestine về việc cản trở những cuộc đàm phán hoà bình.[71]

Ngày 20 tháng 9 năm 2009, Nhà Trắng thông báo rằng họ sẽ tổ chức một cuộc gặp ba hướng giữa Tổng thống Obama, Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas, bên trong khuôn khổ của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, "trong một nỗ lực nhằm tạo ra nền móng cho việc khởi động lại những cuộc đàm phán về hoà bình Trung Đông."[72][73] Cuộc gặp diễn ra ngày 22 tháng 9, tại New York. Sau đó, Netanyahu nói rằng ông đồng ý với Abbas trong cuộc họp rằng những cuộc đàm phán hoà bình phải được khởi động lại càng nhanh càng tốt.[74]

Ngày 24 tháng 9 năm 2009, trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York, Netanyahu nói Iran đặt ra một mối đe doạ với hoà bình thế giới và rằng cơ quan đại diện của thế giới này có nhiệm vụ ngăn chặn nhà nước Cộng hoà Hồi giáo không thể sở hữu vũ khí hạt nhân.[75][76] Nêu ra những kế hoạch cho Auschwitz và cả hồi ức của chính các thành viên gia đình ông đã bị Phát xít giết hại, Netanyahu đã truyền tải câu trả lời sôi nổi và công khai của mình với nghi vấn của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad về Holocaust, và hỏi: "Ông không xấu hổ à?"[77]

Tháng 11-12 năm 2009

Ngày 25 tháng 11 năm 2009, Netanyahu thông báo một kế hoạch đóng băng các khu định cư trong vòng 10 tháng, được cho là vì sức ép của chính quyền Obama, vốn hối thúc cả hai bên nắm lấy cơ hội để tái khởi động các cuộc đàm phán. Phái viên đặc biệt của Mỹ George Mitchell nói, "tuy Hoa Kỳ chia sẻ những lo ngại của các quốc gia Ả Rập về những hạn chế của động thái của Israel, nó vẫn là nhiều hơn bất kỳ một chính phủ nào khác của Israel từng thực hiện".[78] Trong thông báo của mình Netanyahu gọi động thái là "một bước đi đau đớn sẽ thúc đẩy quá trình hoà bình" và hối thúc người Palestine có hành động tương tự.[79] Tuy nhiên, người Palestine đã bác bỏ lời kêu gọi.[80]

Ngày 7 tháng 12 năm 2009, một dự luật được Netanyahu hậu thuẫn[81] buộc phải có một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia trước bất kỳ đợt rút quân nào khỏi các vùng đất đã được thông qua với tỷ lệ 68-22 tại Knesset.[82] Những người phản đối dự luật tuyên bố nó sẽ là một vật cản nữa cho tiến trình hoà bình, bằng cách trói tay của Thủ tướng trong bất kỳ một hiệp định hoà bình tương lai nào.[83] Nguồn tin từ bộ ngoại giao Syria nói Israel 'đang khiêu khích... cộng đồng quốc tế' với dự luật về trưng cầu dân ý.[84]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Benjamin_Netanyahu http://www.ctv.ca/servlet/ArticleNews/story/CTVNew... http://www.metronews.ca/halifax/world/article/3206... http://www.americanrhetoric.com/speeches/benjaminn... http://www.cbsnews.com/stories/2009/07/31/world/ma... http://politicalticker.blogs.cnn.com/2009/06/14/wh... http://edition.cnn.com/WORLD/meast/9811/17/mideast... http://www.foxnews.com/story/0,2933,71685,00.html http://www.france24.com/en/20091126-palestinans-re... http://www.ft.com/cms/s/0/b5c17af8-9e69-11de-b0aa-... http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5...